BTC
BTC

Giá Bitcoin

$100.456,0
-$740,70
(-0,74%)
Thay đổi giá từ 00:00 UTC cho đến hiện tại
Bạn cảm thấy thế nào về BTC hôm nay?
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn ở đây bằng cách giơ ngón tay lên nếu bạn thấy lạc quan về coin hoặc giơ ngón tay xuống nếu bạn thấy bi quan.
Bình chọn để xem kết quả

Thông tin thị trường Bitcoin

Vốn hóa thị trường
Vốn hóa thị trường được tính bằng cách nhân tổng cung lưu hành của coin với giá gần nhất.
Vốn hóa thị trường = Tổng cung lưu hành × Giá gần nhất
Lượng cung đang lưu thông
Tổng số lượng coin khả dụng được công khai trên thị trường.
Xếp hạng theo vốn hóa thị trường
Thứ hạng coin theo giá trị vốn hóa thị trường.
Cao nhất lịch sử
Giá cao nhất trong lịch sử giao dịch mà coin đạt được.
Vốn hóa thị trường
$1.986,33B
Lượng cung đang lưu thông
19.794.440 BTC
Xếp hạng theo vốn hóa thị trường
1
Mức giá cao nhất trong 24h
$101.958,8
Mức giá thấp nhất trong 24h
$95.737,40
Cao nhất lịch sử
$104.056,0

Công cụ tính BTC

USDUSD
BTCBTC

Hiệu suất giá Bitcoin theo USD

Giá hiện tại của Bitcoin là $100.456,0. Kể từ 7:00 (giờ Việt Nam), Bitcoin đã giảm -0,73%. Đồng tiền/token này hiện có tổng cung lưu hành là 19.794.440 BTC và lượng cung tối đa là 21.000.000 BTC, như vậy tổng vốn hóa pha loãng hoàn toàn là $1.986,33B. Hiện tại, coin Bitcoin nắm giữ vị trí thứ 1 về vốn hóa thị trường. Giá Bitcoin/USD được cập nhật theo thời gian thực.
Hôm nay
-$740,70
-0,74%
7 ngày
$2.280,10
+2,32%
30 ngày
$11.916,10
+13,45%
3 tháng
$39.956,00
+66,04%

Giới thiệu về Bitcoin (BTC)

4.6/5
Certik
4.8
10/12/2024
CyberScope
4.9
11/12/2024
TokenInsight
4.0
25/10/2024
Xếp hạng bạn nhìn thấy là xếp hạng tổng hợp mà OKX thu thập từ nhiều nguồn được cung cấp và chỉ để tham khảo thông tin. OKX không đảm bảo chất lượng hay tính chính xác của xếp hạng. Thông tin này không nhằm cung cấp (i) ý kiến tư vấn hoặc khuyến nghị đầu tư; (ii) lời đề nghị hoặc chào mời mua, bán hoặc nắm giữ tài sản kỹ thuật số; hay (iii) lời tư vấn về tài chính, kế toán, pháp lý hoặc thuế. Tài sản kỹ thuật số, bao gồm cả stablecoin và NFT, có độ rủi ro cao, khả năng biến động mạnh và thậm chí có thể trở nên vô giá trị. Giá và hiệu suất của tài sản kỹ thuật số không được đảm bảo và có thể thay đổi mà không có thông báo trước. Tài sản kỹ thuật số của bạn không được bảo hiểm trước tổn thất có thể xảy ra. Lợi nhuận trước đây không phải là chỉ báo về lợi nhuận trong tương lai. OKX không đảm bảo về lợi nhuận cũng như việc hoàn trả tiền gốc hay tiền lãi. OKX không đưa ra lời khuyến nghị về đầu tư hay tài sản. Bạn nên cân nhắc kỹ theo điều kiện tài chính của mình xem việc giao dịch hoặc nắm giữ tài sản kỹ thuật số có phù hợp hay không. Vui lòng tham khảo ý kiến của chuyên gia pháp lý/thuế/đầu tư để được giải đáp câu hỏi về tình hình cụ thể của bản thân.
Hiển thị thêm

Bitcoin (BTC) là một đồng tiền kỹ thuật số mang tính cách mạng, hỗ trợ hệ thống thanh toán ngang hàng (P2P) phi tập trung nhằm thoát khỏi sự kiểm soát tập trung của các chính phủ và tổ chức. Bitcoin được tạo ra vào năm 2008 bởi một người hoặc một nhóm người ẩn danh được biết đến với bút danh Satoshi Nakamoto.

Mặc dù về mặt kỹ thuật Bitcoin không phải là loại tiền mã hóa đầu tiên được tạo ra, nhưng tài sản này và công nghệ blockchain đột phá đằng sau đó được nhiều người coi là chất xúc tác cho lĩnh vực tài sản kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Bitcoin hiện là loại tiền mã hóa lớn nhất dựa theo vốn hóa thị trường.

Cách thức hoạt động của Bitcoin ra sao?

Bitcoin được số hóa hoàn toàn và hoạt động trên mạng blockchain phi tập trung – đây là một sổ cái kỹ thuật số công khai ghi lại tất cả giao dịch thực hiện trên blockchain của Bitcoin. Các giao dịch Bitcoin đều được gửi theo phương thức điện tử đến các nút để xác minh tính hợp lệ. Sau khi được xác nhận, mỗi giao dịch sẽ được kết hợp với các giao dịch khác để tạo thành một “khối” thông tin, sau đó được thêm vào blockchain. Quá trình này được gọi là Proof of Work (Bằng chứng công việc), đây là cơ chế giúp bảo vệ tính bảo mật của mạng.

Sổ cái blockchain có tính bất biến, tức là hầu như không thể bị xóa hoặc thay đổi được. Bất kỳ ai cũng có thể thoải mái truy cập sổ cái này, biến nó trở thành một blockchain mở và các giao dịch đều có thể được thực hiện ẩn danh nhằm đảm bảo quyền riêng tư và tính minh bạch cho mạng. Nhờ được phi tập trung hóa, bất kỳ ai có kết nối Internet đều có thể giao dịch Bitcoin một cách tự do thông qua phương thức giao dịch P2P.

Ai tạo ra Bitcoin?

Bitcoin được tạo ra bởi một người hoặc một tập thể được gọi là Satoshi Nakamoto nhằm giải quyết các vấn đề đã được xác định với hệ thống ngân hàng truyền thống. Bitcoin được ra mắt ngay sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007 và 2008 và mục đích của Bitcoin đã được tiết lộ cho toàn thế giới thông qua sách trắng có tên là Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System (Bitcoin: Hệ thống tiền mặt điện tử ngang hàng). Cuối cùng, Bitcoin được thiết kế để giúp tạo ra một hệ thống tài chính công bằng hơn, bình đẳng hơn và dân chủ hơn cho tất cả mọi người nhằm thoát khỏi sự kiểm soát của các ngân hàng và tổ chức tập trung.

Trong nhiều năm qua, có rất nhiều người đã tuyên bố mình là người tạo ra Bitcoin và một số phương tiện truyền thông đã xác định sai những cá nhân như vậy. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, danh tính thực sự của Nakamoto vẫn chưa bao giờ được tiết lộ.

Bitcoin được sử dụng để làm gì?

Bitcoin được nhiều người coi là có khả năng cất giữ giá trị, đó là lý do tại sao một số người gọi tài sản này là “vàng số”. Đồng tiền này cũng cung cấp một hệ thống thanh toán phi tập trung cho phép giao dịch và chuyển giao các tài sản kỹ thuật số khác thông qua đó.

Bitcoin được giao dịch rộng rãi với mục đích đầu cơ và ngày càng được sử dụng làm hình thức thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ. Hơn thế nữa, một số công ty cho phép nhân viên của họ nhận một phần lương bằng Bitcoin. Nhiều người coi Bitcoin như một hàng rào phòng ngừa rủi ro trước lạm phát nhờ khả năng phục hồi trong quá khứ và được cho là có hiệu suất tốt hơn trong thời kỳ lạm phát.

Những tiến bộ trong công nghệ blockchain đã mang lại sự phát triển về những gì có thể thực hiện được trên mạng Bitcoin. Ví dụ: giao thức Ordinals hiện cho phép người dùng khắc dữ liệu như video, hình ảnh và văn bản lên từng satoshi (đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin) trên blockchain Bitcoin. Điều này đã tạo ra một cách mới để lưu trữ và chia sẻ tài sản kỹ thuật số bằng công nghệ blockchain. Sau đó, vào năm 2024, Bitcoin Runes xuất hiện. Giao thức này cho phép người dùng tạo ra token mới ngay trên mạng Bitcoin và có khả năng cung cấp cho thợ đào Bitcoin một nguồn doanh thu mới.

Giá và tokenomics của Bitcoin

Một yếu tố độc đáo của Bitcoin là giá và giá trị của BTC cuối cùng được quyết định bởi ý kiến ​​và hành động chung của chính cộng đồng giao dịch đồng tiền này. Trong khi các đồng tiền pháp định được hỗ trợ bởi hàng hóa vật chất hoặc sự bảo lãnh của chính phủ, thì Bitcoin chỉ đơn giản là được hỗ trợ bởi dữ liệu và niềm tin chung.

Giá và giá trị của Bitcoin cũng bị ảnh hưởng bởi nhu cầu đối với tài sản này so với nguồn cung sẵn có. Kể từ khi ra đời, nguồn cung của tài sản này bị giới hạn ở 21 triệu Bitcoin nhằm tạo ra sự khan hiếm. Về mặt lý thuyết, giá trị của tài sản này sẽ tăng theo thời gian khi nhu cầu tăng lên. Các yếu tố khác ngoài nguồn cung bị kiểm soát và sự khan hiếm cũng có tác động đến giá của BTC. Một yếu tố chính là tâm lý của mọi người về các tin tức liên quan đến Bitcoin và tâm lý này ảnh hưởng như thế nào đến quyết định mua bán tài sản này của đám đông.

Tổng nguồn cung của Bitcoin bị kiểm soát bởi một quy trình được gọi là “đào tiền”. Quy trình này cũng được phi tập trung hóa và công khai cho bất kỳ ai có khả năng kết nối, kiến ​​thức và tài nguyên cần thiết. Đào BTC liên quan đến việc sử dụng máy tính để giải các phương trình phức tạp nhằm xác thực giao dịch và lưu trữ chúng trên blockchain. Thợ đào kiếm được phần thưởng là Bitcoin sau khi giải được các phương trình này. Cơ chế thưởng này không chỉ làm gia tăng nguồn cung của Bitcoin mà còn giúp tăng cường tính bảo mật của mạng.

Bitcoin Halving là gì?

Mã nguồn của Bitcoin được thiết kế có chủ đích nhằm giảm phần thưởng trao cho các thợ đào thông qua một sự kiện có tên gọi là Bitcoin Halving. Số lượng Bitcoin trao cho thợ đào khi thêm thành công khối vào blockchain sẽ giảm đi một nửa sau mỗi 210.000 khối hoặc khoảng bốn năm một lần. Đến nay, mạng Bitcoin đã chứng kiến ​​sự kiện halving vào tháng 11/2012, tháng 07/2016, tháng 05/2020 và tháng 04/2024.

Sự kiện halving của Bitcoin làm giảm dần tỷ lệ BTC mới được đưa vào lưu thông cho đến khi đào hết tổng nguồn cung cố định là 21 triệu Bitcoin. Bitcoin dự kiến ​​sẽ đạt nguồn cung lưu hành tối đa vào khoảng năm 2140. Kể từ sự kiện halving mới nhất vào năm 2024, phần thưởng đào đã bị cắt từ 6,25 BTC xuống còn 3,125 BTC. Lần halving tiếp theo của Bitcoin dự kiến ​​sẽ diễn ra vào một thời điểm nào đó trong năm 2028, mặc dù rất khó để ước tính được ngày chính xác. Sau lần halving tiếp theo này của Bitcoin, phần thưởng khối sẽ giảm xuống còn 1,5625 BTC.

Trong lịch sử, giá BTC đã tăng sau các sự kiện halving, mặc dù mức tăng thấy được đã giảm dần sau mỗi lần halving. Giá Bitcoin đã tăng hơn 12.400% sau lần halving đầu tiên vào năm 2012, 5.200% sau lần halving vào năm 2016 và 1.200% sau lần halving vào năm 2020.

Cách giao dịch Bitcoin

Có nhiều cách để mua và giao dịch Bitcoin, một trong những cách phổ biến nhất là thông qua sàn giao dịch. Mặc dù Bitcoin được xây dựng dựa trên ý tưởng phi tập trung hóa, nhưng thứ được gọi là sàn giao dịch tập trung sẽ cho bạn khả năng tiếp cận đồng tiền này. Trên sàn giao dịch tập trung, bạn có thể mua Bitcoin bằng các loại đồng tiền truyền thống như USD và EUR, hoặc sử dụng các đồng tiền mã hóa khác bao gồm USDC hoặc ETH. Bên cạnh cung cấp một nơi để mua Bitcoin, sàn giao dịch tập trung còn kết nối người mua với người bán để bạn có thể giao dịch Bitcoin một cách dễ dàng.

Sàn giao dịch phi tập trung là một giải pháp thay thế cho các dịch vụ tập trung. Trên sàn giao dịch phi tập trung, người mua và người bán tương tác trực tiếp với nhau để giao dịch tiền mã hóa mà không cần có bên trung gian tham gia vào. Cơ chế này được gọi là P2P. Mặc dù sàn giao dịch phi tập trung có thể bị quản lý bởi các tổ chức tập trung nhưng điều này không ảnh hưởng đến giao dịch giữa người dùng với nhau và chỉ nhằm mục đích cung cấp nền tảng cho các sàn giao dịch diễn ra.

Bên cạnh giao dịch Bitcoin với các tài sản kỹ thuật số khác, bạn có thể kiếm được Bitcoin bằng cách đào và thậm chí là sử dụng ATM Bitcoin. Giống như ATM thông thường nhưng được kết nối với blockchain, ATM Bitcoin cho phép bạn dễ dàng đổi BTC lấy tiền mặt hoặc đổi tiền mặt lấy BTC.

Tin tức mới nhất về Bitcoin

Năm 2024 là một năm đáng chú ý đối với Bitcoin. Một bước phát triển lớn đối với đồng tiền này là Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã chấp thuận Spot Bitcoin ETF, được công bố vào ngày 10/01/2024. 11 đề xuất từ ​​các tổ chức phát hành bao gồm Grayscale, Blackrock, ARK và VanEck đã được phê duyệt , đánh dấu một bước ngoặt lớn được Bitcoin được chấp nhận một cách chính thống. Tiếp theo sau đó thì 6 Spot Bitcoin ETF khác cũng được chấp thuận tại Hồng Kông vào ngày 30/04/ 2024 khi các quỹ này lần đầu tiên tiếp cận các nhà giao dịch bán lẻ ở châu Á.

Khoảng ba tháng sau khi Spot Bitcoin ETF được chấp thuật ở Hoa Kỳ, đồng tiền kỹ thuật số này đã trải qua đợt Bitcoin Halving thứ tư vào ngày 19/04/2024 kể từ khi ra mắt. Sự kiện Bitcoin Halving đã cắt giảm phần thưởng trao cho thợ đào trên mạng Bitcoin từ 6,25 BTC xuống còn 3,125 BTC. Có nhiều suy đoán xung quanh tác động của sự kiện Bitcoin Halving mới nhất đối với giá trị của tài sản này, nhưng vẫn còn quá sớm để đánh giá tác động lâu dài của đợt halving vào năm 2024 đến giá Bitcoin.

Các sự kiện như Spot Bitcoin ETF được chấp thuận, sự kiện halving vào năm 2024 và tâm lý lạc quan đối với thị trường tiền mã hóa đã giúp Bitcoin đạt mức giá mới cao nhất mọi thời đại là 73.787 USD vào ngày 13/03/2024. Tuy nhiên, giá BTC đã điều chỉnh sau đó xuống còn 56.825,40 USD vào ngày 30/04/2024, trước khi vượt qua mốc 60.000 USD và bước vào giai đoạn đi ngang.

Hiển thị thêm
Ẩn bớt

Tìm hiểu thêm về Bitcoin (BTC)

Cách Lightning Network có thể giải quyết các câu hỏi hóc búa về tốc độ và quy mô của Bitcoin
Sự xuất hiện của ordinals và token BRC-20 đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi trong cộng đồng Bitcoin. Một mặt, những người đam mê tôn vinh tiềm năng mới được phát hiện mà những đổi mới này mang lại cho blockchain Bitcoin. Mặt khác, đã có những lo ngại về việc tăng phí gas, thời gian giao dịch dài hơn và khả năng chiếm dụng không gian khối có giá trị của ordinals và token BRC-20.
9 thg 12, 2024|OKX
SegWit là gì? Giới thiệu về phương pháp mở rộng quy mô trên blockchain thông minh hơn của Bitcoin
Phần giới thiệu thân thiện với người mới về SegWit của Bitcoin, bao gồm khái niệm, tầm quan trọng và thành tựu của SegWit Khi Satoshi Nakamoto thiết kế Bitcoin , ông quy định rằng dung lượng của mỗi khối không được vượt quá một triệu và số lượng giao dịch có thể được ghi nhận trong mỗi dung lượng một triệu là cực kỳ hạn chế. Trong những ngày đầu tiên, dung lượng của mỗi khối một triệu là đủ để đáp ứng khối lượng giao dịch của thị trường ngách, nhưng khi số lượng người dùng Bitcoin tăng lên, mạng lưới trở nên cực kỳ tắc nghẽn.
9 thg 12, 2024|OKX
Thúc đẩy Bitcoin: hướng dẫn toàn diện về hệ sinh thái Stacks (STX)
Hợp đồng thông minh trên blockchain Bitcoin có những hạn chế ảnh hưởng đến chức năng và khả năng sử dụng của chúng. Một hạn chế lớn là cú pháp - các quy tắc làm nền tảng cho cấu trúc của ngôn ngữ lập trình. Thiết kế đã khiến nó không hoàn thiện với Turing, nghĩa là thiếu các vòng lặp và điều kiện logic, khiến các giao dịch và hợp đồng phức tạp trở nên khó thực hiện.
9 thg 12, 2024|OKX|Trung cấp
UTXO là gì và ảnh hưởng đến giao dịch và phí Bitcoin như thế nào?
Trong số vô số từ viết tắt về tiền mã hóa, UTXO là một trong những từ viết tắt quan trọng nhất. Là một thành phần cơ bản trong giao dịch Bitcoin, UTXO - viết tắt của Unspent Transaction Output (Đầu ra giao dịch chưa được chi tiêu) - giúp duy trì hoạt động trơn tru trên mạng. Vì vậy, nếu giao dịch BTC, bạn cần hiểu UTXO là gì, cách thức hoạt động và lợi ích của UTXO. Chúng tôi sẽ giải thích tất cả trong bài viết sau.
9 thg 12, 2024|OKX|Người mới bắt đầu

Mạng xã hội

Bài đăng
Số lượng bài viết nhắc đến token trong 24 giờ qua. Dữ liệu này có thể giúp đánh giá mức độ quan tâm đến token này.
Người đóng góp
Số lượng cá nhân đăng bài về token trong 24 giờ qua. Số lượng người đóng góp cao hơn có thể gợi ý rằng hiệu suất của token đã cải thiện.
Tương tác
Tổng số lượt tương tác trực tuyến đến từ mạng xã hội, chẳng hạn như số lượt thích, số bình luận và số lượt đăng lại trong 24 giờ qua. Mức độ tương tác cao có thể cho thấy mức độ quan tâm mạnh mẽ đến token.
Tâm lý
Điểm phần trăm phản ánh cảm xúc về bài viết trong 24 giờ qua. Điểm phần trăm cao tương quan với tâm lý tích cực và có thể cho thấy hiệu suất thị trường đã cải thiện.
Xếp hạng khối lượng
Khối lượng phản ánh khối lượng bài đăng trong 24 giờ qua. Xếp hạng cao hơn phản ánh vị thế của một token được ưa chuộng hơn so với các token khác.
Trong hôm nay, Bitcoin đã thu hút 241 N bài đăng mới, 37 N người đóng góp, tổng số tương tác online ghi nhận 286 Tr lượt, minh chứng cho sự năng động trong cộng đồng. Thêm vào đó, điểm số tâm lý hiện tại là 79%, cung cấp thông tin về nhận thức tổng thể đối với Bitcoin. Điểm cảm xúc hiện tại cho Bitcoin là 79%. Khi so sánh với tất cả các loại tiền mã hóa khác, khối lượng bài đăng về Bitcoin xếp hạng 13. Hãy theo dõi những thay đổi trong những chỉ số xã hội, vì đây có thể là những tín hiệu quan trọng về mức độ ảnh hưởng và tầm ảnh hưởng của Bitcoin.
Do LunarCrush cung cấp
Bài đăng
241.428
Người đóng góp
36.860
Tương tác
286.334.906
Tâm lý
79%
Xếp hạng khối lượng
#13

X

Bài đăng
213.592
Tương tác
229.875.467
Tâm lý
81%

BTC Câu hỏi thường gặp

Ai tạo ra Bitcoin?
Bitcoin được tạo ra bởi một cá nhân hoặc một nhóm người chỉ được biết đến với tư cách là Satoshi Nakamoto. Bất chấp nhiều sự quan tâm, đồn đoán và tuyên bố của giới truyền thông, danh tính chính xác của Satoshi Nakamoto vẫn chưa bao giờ được tiết lộ. Nakamoto đã rút khỏi dự án Bitcoin vào năm 2010 và chia sẻ email công khai cuối cùng vào năm 2011.
Tôi có thể sử dụng Bitcoin như thế nào?

Bạn có thể dùng Bitcoin để mua hàng hóa và dịch vụ, cả trực tuyến lẫn ngoại tuyến. Bitcoin được chấp nhận bởi hơn 15.000 doanh nghiệp, trong đó bao gồm Microsoft, Starbucks, Newegg, AT&T, Subway và Burger King.

Ngoài ra, Bitcoin có thể được gửi trực tiếp giữa những người dùng mà không cần trung gian, khiến Bitcoin trở thành phương thức thanh toán nhanh hơn, rẻ hơn và an toàn hơn so với các phương thức truyền thống như thẻ tín dụng hoặc chuyển tiền ngân hàng.

Bitcoin không chỉ là một phương thức giao dịch, mà còn có thể được nắm giữ lâu dài với tiềm năng sinh lợi nhuận.

Bitcoin có được chấp nhận làm đồng tiền pháp định không?

Hiện tại, Bitcoin được chấp nhận làm đồng tiền pháp định ở hai quốc gia: El Salvador và Cộng hòa Trung Phi (CAR). Các quốc gia này đã chấp nhận Bitcoin như một đồng tiền chính thức và El Salvador đi đầu trong việc áp dụng này.

Làm cách nào để mua Bitcoin?

Bạn có thể mua token OKB trên nền tảng tiền mã hóa OKX. Các cặp giao dịch khả dụng trong sàn giao dịch giao ngay OKX bao gồm BTC/USDT, BTC/USDCBTC/DAI.

Bạn cũng có thể mua BTC bằng hơn 99 loại đồng tiền pháp định khi chọn tùy chọn "Mua nhanh". Bạn cũng có thể chọn các token tiền mã hóa phổ biến khác, như Ethereum (ETH), Tether (USDT) USD Coin (USDC).

Thêm vào đó, bạn có thể hoán đổi các loại tiền mã hóa hiện có, bao gồm XRP (XRP), Cardano (ADA), Solana (SOL) Chainlink (LINK) lấy BTC mà không phải chịu bất kỳ khoản phí hoặc trượt giá nào nhờ sử dụng tính năng Chuyển đổi trên OKX.

Một cách khác để bạn có thể mua token BTC là thông qua nền tảng Giao dịch P2P của OKX. Nền tảng Giao dịch P2P cho phép người dùng trực tiếp mua và bán tiền mã hóa với những người dùng khác mà không cần bên trung gian.

Để xem giá chuyển đổi thực tính giữa các đồng tiền pháp định như USD, EUR, GBP và các loại tiền khác sang BTC, hãy truy cập Công cụ chuyển đổi và tính tiền mã hóa của OKX . Sàn giao dịch tiền mã hoá có tính thanh khoản cao của OKX đảm bảo giá tốt nhất cho giao dịch mua tiền mã hoá của bạn.

Làm cách nào để tiếp cận Bitcoin?

Bạn có thể mua Bitcoin thông qua một sàn giao dịch tập trung như OKX bằng cách sử dụng tiền pháp định hoặc các loại tiền mã hóa khác hoặc mua trực tiếp từ một cá nhân khác thông qua một sàn giao dịch phi tập trung. Nếu đã nắm giữ một loại tiền mã hóa như ETH, SOL hoặc USDT, bạn cũng có thể giao dịch loại tiền này đổi lấy Bitcoin thông qua sàn giao dịch phi tập trung.

Bạn có thể kiếm được Bitcoin bằng cách đào tài sản. Hoạt động này đòi hỏi kiến thức chuyên môn cũng như phần cứng và phần mềm cần thiết. Đồng thời, bạn còn có thể mua Bitcoin thông qua máy ATM Bitcoin, mặc dù hình thực này không thông dụng như các sàn giao dịch.

Giao dịch Bitcoin có an toàn không?

Giao dịch Bitcoin đi kèm với một số rủi ro, bao gồm các mối đe dọa an ninh mạng và khả năng bạn mất tiền nếu giá Bitcoin giảm. Điều quan trọng cần nhớ là tiền mã hóa là tài sản dễ biến động và giá có thể biến động bất ngờ.

Với giao dịch Bitcoin diễn ra trên các nền tảng kỹ thuật số, sẽ tồn tại nguy cơ gian lận, lừa đảo và tấn công. Tuy nhiên, các sàn giao dịch hàng đầu đã đưa ra những biện pháp để bảo vệ người dùng khỏi những mối đe dọa này. Ngoài ra còn có nhiều việc bạn có thể làm để bảo vệ mình với tư cách là một nhà giao dịch tiền mã hóa, chẳng hạn như bằng cách sử dụng phương thức xác thực hai yếu tố và chăm chỉ bảo vệ khóa riêng tư cũng như cụm từ hạt giống cho ví của bạn.

Giá Bitcoin có tăng mãi không?
Hiểu đơn giản là không. Bitcoin là một tài sản dễ biến động và thường xuyên có biến động giá. Mặc dù giá Bitcoin đã tăng đáng kể trong quá khứ nhưng điều này không đảm bảo cho hiệu suất trong tương lai. Điều quan trọng cần lưu ý là giao dịch tiền mã hóa hoàn toàn mang tính đầu cơ, đó là lý do tại sao bạn không bao giờ nên giao dịch với số tiền nhiều hơn số tiền bạn có thể chấp nhận thua lỗ.
Có phải Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác là bất hợp pháp?
Tình trạng pháp lý của tiền mã hóa có sự khác nhau giữa các quốc gia. Tiền mã hóa là bất hợp pháp ở một số quốc gia, trong khi những quốc gia khác đã đón nhận công nghệ này và đưa ra các quy định để quản lý ngành và bảo vệ người dùng. Trước khi thử giao dịch, bạn nên nghiên cứu xem luật pháp quy định những gì về quyền sở hữu và giao dịch tiền mã hóa và các tài sản kỹ thuật số khác.
Bitcoin hôm nay có giá trị bao nhiêu?
Hiện tại, một Bitcoin trị giá $100.456,0. Bạn đã tìm đến đúng nơi để tìm hiểu các câu trả lời và thông tin chuyên sâu về chuyển động giá của Bitcoin. Khám phá các biểu đồ Bitcoin mới nhất và giao dịch có trách nhiệm với OKX.
Tiền mã hóa là gì?
Tiền mã hóa, như Bitcoin, là tài sản kỹ thuật số hoạt động trên ledger công khai được gọi là blockchain. Tìm hiểu thêm về coin và token được cung cấp trên OKX, cũng như các thuộc tính khác nhau của chúng, bao gồm giá trực tiếp và biểu đồ thời gian thực.
Tiền mã hóa được tạo ra từ khi nào?
Nhờ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, sự quan tâm đến tài chính phi tập trung bùng nổ. Bitcoin đã đưa ra một giải pháp mới khi trở thành một tài sản kỹ thuật số an toàn trên mạng phi tập trung. Kể từ đó, nhiều token khác như Bitcoin cũng đã được tạo ra.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Nội dung trên trang này (“Nội dung”) có nguồn gốc từ bên ngoài và các bên không liên kết với OKX. OKX không xác nhận hay đảm bảo độ chính xác, độ tin cậy hoặc độ phù hợp của Nội dung và chúng tôi không chịu trách nhiệm hoặc nghĩa vụ pháp lý cho bất kỳ sai sót, chậm trễ hoặc sự không chính xác nào. Nội dung này, bao gồm cả liên kết bên ngoài, đều chỉ nhằm cung cấp thông tin chung và không nhằm cung cấp (i) lời khuyên đầu tư; (ii) khuyến nghị, đề nghị hoặc chào mời mua, bán hay nắm giữ tài sản tiền mã hóa hoặc tham gia bất kỳ chiến lược giao dịch cụ thể nào; hoặc (iii) lời khuyên về đầu tư, tài chính, kế toán, pháp lý hoặc thuế. Tài sản kỹ thuật số, bao gồm stablecoin và NFT, có độ rủi ro cao và giá trị có thể biến động mạnh. Giá và hiệu suất của tài sản kỹ thuật số không được đảm bảo và có thể thay đổi mà không có thông báo trước. Bạn nên cân nhắc thận trọng xem việc giao dịch hoặc nắm giữ tài sản kỹ thuật số có phù hợp hay không tùy theo điều kiện tài chính của mình. Vui lòng tham khảo ý kiến của chuyên gia pháp lý, thuế và/hoặc đầu tư nếu có thắc mắc về trường hợp cụ thể của bạn. Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo Điều khoản Sử dụngCảnh báo Rủi ro của chúng tôi.
Hiển thị thêm

Công cụ tính BTC

USDUSD
BTCBTC