Dù trí tuệ nhân tạo (AI) đã thu hút sự chú ý của công chúng trong nhiều năm, lĩnh vực này chỉ thực sự bùng nổ với sự ra mắt của ChatGPT. Chatbot mới của OpenAI đã trở nên tiên tiến hơn bất kỳ sản phẩm AI nào từ trước đến nay. Chatbot này đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư, những người đam mê công nghệ và thậm chí cả phố Wall.
Sự quan tâm ngày càng lớn đối với AI cũng khiến công chúng chú ý đến tiền mã hóa trí tuệ nhân tạo. Kết quả là số lượng dự án trong ngành công nghiệp tiền mã hóa sử dụng AI hoặc Machine Learning (ML) đã tăng trưởng vượt bậc. Với việc AI trở nên phù hợp hơn trong cuộc sống hàng ngày và tiền mã hóa là “tương lai”, tiền mã hóa AI ngày càng trở nên phổ biến. Bài viết này sẽ giải thích ngắn gọn tiền mã hóa AI là gì và cách loại tiền này hoạt động, đồng thời liệt kê một số dự án dựa trên AI và ML tốt nhất trên thị trường tiền mã hóa.
Tóm tắt
Sử dụng AI trong token tiền mã hóa giúp cải thiện tính bảo mật, khả năng mở rộng, trải nghiệm người dùng và hiệu suất trong thị trường tiền mã hóa.
Những token này cho phép người dùng hưởng lợi từ công nghệ và dịch vụ AI trong các hệ sinh thái tiền mã hóa khác nhau.
AI đã trở nên thiết yếu trong không gian tiền mã hóa vì nó nâng cao và cải thiện các khía cạnh khác nhau của công nghệ blockchain.
Trong tương lai, sự kết hợp giữa AI và blockchain được dự đoán sẽ gia tăng, dẫn đến token tiền mã hóa AI ngày trở nên phổ biến hơn.
Cần thận trọng khi giao dịch token AI do những rủi ro cố hữu trong thị trường tiền mã hóa.
Tiền mã hóa AI là gì?
Khái niệm về tiền mã hóa AI đã xuất hiện được một thời gian. Nói một cách đơn giản, token tiền mã hóa AI là token sử dụng trí tuệ nhân tạo dưới một hình thức nào đó. AI có thể cải thiện tính bảo mật, khả năng mở rộng, trải nghiệm người dùng, hay thậm chí có thể được đào tạo để tự động hóa và tăng cường hiệu suất hoặc sự tin tưởng trong nhiều hệ sinh thái tiền mã hóa. Coin và token tiền mã hóa AI có thể cung cấp sức mạnh cho các dự án và ứng dụng dựa trên AI, bao gồm DEX, cũng như các dịch vụ tạo văn bản và hình ảnh, giao thức đầu tư, v.v.
Token tiền mã hóa AI có thể cho phép người dùng truy cập vào công nghệ và dịch vụ AI do nó cung cấp. AI có thể sẽ tiếp tục kết hợp với các sản phẩm dựa trên hợp đồng thông minh, chẳng hạn như metaverse. Tính đến tháng 4 năm 2023, lĩnh vực AI và Big Data của ngành công nghiệp tiền mã hóa có vốn hóa thị trường là 6,3 tỷ USD.
Nếu bạn lạc quan về lĩnh vực này và đang tìm kiếm token tiền mã hóa AI tốt nhất, dưới đây là danh sách các dự án tiền mã hóa phổ biến nhất sử dụng AI và ML.
1. Fetch.ai (FET)
Vốn hóa thị trường (tháng 2 năm 2024): 917 triệu USD
Đứng đầu trong danh sách các dự án dựa trên AI là Fetch.ai. Nền tảng mã nguồn mở, phi tập trung này hướng tới việc xây dựng một nền kinh tế kỹ thuật số mới. Fetch.ai cho phép tạo ra các tác nhân tự trị sẽ đóng vai trò là công cụ do AI cung cấp. Dự án có thể xử lý một số nhiệm vụ phức tạp, bao gồm phân tích nâng cao, ra quyết định và lập mô hình dự đoán. Các bot và công cụ trong mạng của dự án này có thể giao tiếp với nhau. Token gốc của dự án, FET, là một phương tiện trao đổi trong hệ sinh thái.
2. Ocean Protocol (OCEAN)
Vốn hóa thị trường (tháng 2 năm 2024): 416 triệu USD
Tiếp theo trong danh sách là Ocean Protocol, một dự án dựa trên mạng blockchain của Ethereum. Mục đích của dự án này là cho phép các cá nhân và doanh nghiệp tham gia trao đổi dữ liệu và kiếm tiền. Ngoài ra, dự án cũng có thể cung cấp các dịch vụ dựa trên dữ liệu khác. Ví dụ, dự án cung cấp dữ liệu cho các nhà nghiên cứu, công ty khởi nghiệp và những người khác cần thông tin đó. Tất nhiên, tất cả dữ liệu được cung cấp đều được sử dụng với sự đồng ý của chủ sở hữu dữ liệu vì họ vẫn giữ quyền sở hữu dữ liệu đó. Token gốc của dự án được gọi là OCEAN, là token ERC-20 cung cấp sức mạnh cho mạng.
3. Render Token (RNDR)
Vốn hóa thị trường (tháng 2 năm 2024): 2,7 tỷ USD
Render là một mạng GPU cải tiến cũng chạy trên mạng của Ethereum. RNDR là một loại tiền mã hóa AI được các nghệ sĩ trên mạng sử dụng để thanh toán cho sức mạnh GPU. Trong khi đó, sức mạnh được cung cấp bởi những người dùng mạng khác, những người nhận được phần thưởng dưới dạng RNDR. Dự án sử dụng các thuộc tính bảo mật vốn có của Ethereum, giúp nó trở nên an toàn và không thể thay đổi. Tất cả coin được sử dụng để thanh toán cho dịch vụ kết xuất được ký quỹ trong quá trình kết xuất. Sau khi xác minh thủ công quy trình kết xuất đã hoàn tất, token sẽ được phát hành cho nhà khai thác nút.
4. SingularityNET (AGIX)
Vốn hóa thị trường (tháng 2 năm 2024): 915 triệu USD
Ở vị trí thứ 4 là SingularityNET, một trong những token AI đáng chú ý nhất trong không gian tiền mã hóa hiện nay. Nền tảng này cho phép người dùng mua và bán các sản phẩm sử dụng công nghệ AI, bao gồm các mô hình dữ liệu và các công cụ hỗ trợ AI khác nhau. Nền tảng này cũng cho phép mọi người xây dựng, chia sẻ và kiếm tiền từ dịch vụ AI, từ đó một thị trường quốc tế và token AGIX được sử dụng cho tất cả các khoản thanh toán trong hệ sinh thái.
5. The Graph (GRT)
Vốn hóa thị trường (tháng 2 năm 2024): 2,6 tỷ USD
Tiếp theo là The Graph, loại tiền mã hóa AI lớn nhất trong danh sách này xét về vốn hóa thị trường. Graph là một giao thức lập chỉ mục và truy vấn dữ liệu. Đây là một dự án được đánh giá cao đã thực hiện khá nhiều thách thức khi tham gia vào việc lập chỉ mục dữ liệu blockchain. Tuy nhiên, mục tiêu của dự án là thay đổi độ khó bằng cách tổ chức dữ liệu thành các sơ đồ con. Đây là những đơn vị nhỏ hơn và dễ làm việc hơn nhiều. Tính đến tháng 4 năm 2023, Graph đã tạo hơn 3.000 biểu đồ con. Chúng được hàng nghìn nhà phát triển triển khai và được nhiều dApp và DEX sử dụng.
6. Oasis Network (ROSE)
Vốn hóa thị trường (tháng 2 năm 2024): 950 triệu USD
Ở vị trí thứ 6 trong danh sách, Oasis Network (ROSE) là một blockchai Layer 1 dành riêng cho quyền riêng tư và khả năng mở rộng. Oasis Network tách việc thực thi hợp đồng thông minh khỏi cơ chế đồng thuận. Điều này cho phép nhà phát triển tạo dApp tập trung vào quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu. Quan trọng hơn, đây là một trong những loại tiền kỹ thuật số cung cấp thông lượng rất cao với mức phí rất thấp. Tất cả những điều trên khiến mạng blockchain này trở nên hoàn hảo để cung cấp sức mạnh cho các ứng dụng Web3.
7. iExec RLC (RLC)
Vốn hóa thị trường (tháng 2 năm 2024): 286 triệu USD
Tiếp theo là iExec RLC, một nền tảng blockchain AI cho phép người dùng kiếm tiền từ sức mạnh tính toán của mình. Nền tảng này sử dụng blockchain để tổ chức một mạng lưới thị trường, nơi người dùng có thể cung cấp sức mạnh tính toán cho những người cần. Thậm chí, người dùng còn có thể kiếm tiền từ bộ dữ liệu và ứng dụng bằng cách cung cấp quyền truy cập theo yêu cầu vào tài nguyên điện toán đám mây. iExec RLC có thể hỗ trợ các ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ AI, chăm sóc sức khỏe, kết xuất đến fintech. Các nhà cung cấp tài nguyên điện toán của dự án được gọi là iExec Worker. Để trở thành nhà cung cấp, người dùng phải kết nối máy của họ để đóng góp tài nguyên. Đổi lại, họ được thưởng bằng token RLC.
8. Artificial Liquid Intelligence (ALI)
Vốn hóa thị trường (tháng 2 năm 2024): 146 triệu USD
Tiếp theo là ALI, viết tắt của Artificial Liquid Intelligence. Đây là dự án được sử dụng bởi trình tạo hình ảnh Alethea. Về cơ bản, người dùng có thể cung cấp dữ liệu cho Alethea, sau đó sử dụng AI để tạo hình ảnh. Dự án được biết đến với giao thức AI có tên là CharacterGPT. Giao thức sử dụng các mô tả văn bản để tạo các ký tự dựa trên AI tương tác. Token ALI cũng có thể cho phép người dùng tạo NFT ký tự, cung cấp các ưu đãi, giao dịch, nâng cấp, v.v. Dự án dựa trên Ethereum, vì vậy token của nó là token tiện ích ERC-20.
9. Hera Finance (HERA)
Vốn hóa thị trường (tháng 2 năm 2024): 19 triệu USD
Ở vị trí thứ 9, chúng ta có Hera Finance hoặc Hera. Đây là dự án gắn liền với thuật toán Pathfinder giúp ích cho người dùng DeFi, cho phép người dùng nhắm mục tiêu các lộ trình giao dịch hiệu quả và sinh lợi nhất của các sàn giao dịch phi tập trung. Dự án sử dụng máy học để phân tích giá, khối lượng, tính thanh khoản và các dữ liệu liên quan đến tiền mã hóa khác. Trong khi đó, tiền mã hóa gốc của Hera, token HERA, cũng cho phép người dùng tham gia vào quản trị dự án. Token này cũng được sử dụng để chia sẻ doanh thu giao thức với chủ sở hữu HERA.
10. Cortex (CTXC)
Vốn hóa thị trường (tháng 2 năm 2024): 134 triệu USD
Cortex (CTXC) là dự án nhỏ nhất trong danh sách xét về vốn hóa thị trường. Đây là nền tảng blockchain cho phép người dùng tải lên và thực thi các mô hình AI. Dự án được phát triển để kết hợp AI với DApp và hợp đồng thông minh. Cortex là nền tảng phi tập trung mã nguồn mở và ngang hàng nhằm tìm kiếm sự dân chủ hóa thông qua Trí tuệ nhân tạo, cho phép sử dụng công nghệ blockchain để tạo các ứng dụng do AI hỗ trợ. Dự án tuyên bố không có cách nào để thực hiện các mô hình máy học trên chuỗi trước khi ra mắt. Các DApp sử dụng mô hình máy học phải dựa vào suy luận ngoài chuỗi, đánh mất mục đích vốn có của hợp đồng thông minh.
11. dKargo (DKA)
Vốn hóa thị trường (tháng 2 năm 2024): 127 triệu USD
dKargo là dự án sử dụng công nghệ blockchain để giải quyết các vấn đề về niềm tin giữa những bên tham gia trong ngành logistics. Đây là những thực thể rải rác trong lĩnh vực logistics. dKargo cho phép họ có thể thiết lập một mạng lưới logistics hiệu quả thông qua hợp tác. Đồng thời, dự án cung cấp thông tin đáng tin cậy, giải quyết vấn đề về niềm tin và tăng cường kết nối giữa những bên tham gia. dKargo cũng tạo ra một mạng lưới logistics dựa trên sự hợp tác với các dịch vụ logistics của Web3. Dù là một dự án tương đối nhỏ nhưng dKargo thực sự có thể cách mạng hóa lĩnh vực logistics trong tương lai.
12. Phala Network (PHA)
Vốn hóa thị trường (tháng 2 năm 2024): 98 triệu USD
Ở gần cuối danh sách là Phala Network. Đây là nền tảng dựa trên blockchain được tăng cường bởi AI nhằm cải thiện điện toán đám mây với sự tập trung mạnh mẽ vào quyền riêng tư. Nó được định vị là một giải pháp thay thế phi tập trung cho các dịch vụ điện toán đám mây tập trung như Google Cloud hoặc Amazon AWS. Phala Network cho phép người dùng có quyền riêng tư thực sự và giữ quyền sở hữu dữ liệu của mình. Người dùng thậm chí có thể triển khai các hợp đồng thông minh bí mật bên trong TEE Enclaves của CPU.
13. Covalent (CQT)
Vốn hóa thị trường (tháng 2 năm 2024): 208 triệu USD
Tiếp theo là công cụ tổng hợp dữ liệu Covalent. Covalent lấy dữ liệu từ nhiều blockchain, bao gồm Avalanche, Ethereum và Polygon. Sau đó, nhà phát triển có thể tận dụng dữ liệu này để tạo DApp nhằm giải quyết các vấn đề trong các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, Covalent chủ yếu hướng đến các vấn đề trong lĩnh vực bán lẻ và tài chính.
Ưu điểm chính của Covalent là nó tổng hợp thông tin từ các chuỗi khác nhau thay vì tìm nguồn thông tin từ một số ít trong các chuỗi. PAI của nó sau đó cung cấp cho người dùng cuối dữ liệu được cá nhân hóa, bao gồm hiệu suất đầu tư trong quá khứ và hiện tại. Ngoài ra, Covalent trả về dữ liệu một cách nhanh chóng và nhất quán trong khi kết hợp dữ liệu có liên quan trong một giao diện API.
14. Injective (INJ)
Vốn hóa thị trường (tháng 2 năm 2024): 3,59 tỷ USD
Injective tự gọi mình là “blockchain được xây dựng cho tài chính”. Nó cho phép người dùng xây dựng các DApp Web3 mở và có thể tương tác, tập trung vào tài chính trên blockchain Layer 1. Một đặc điểm nổi bật của Injective Protocol là việc sử dụng các mô-đun plug-and-play (cắm và chạy), cho phép nhà phát triển có sự linh hoạt cao trong việc lựa chọn các chức năng. Tính năng này đẩy nhanh đáng kể quá trình xây dựng và do đó, nhiều nhà phát triển đã chọn giao thức này để tạo ra các sàn giao dịch phi tập trung tân tiến. INJ là token gốc của Injective, được sử dụng để quản trị cộng đồng và xác thực các giao dịch thông qua staking. Nhà phát triển xây dựng DApp trên Injective sẽ được thưởng INJ.
15. Numeraire (NMR)
Vốn hóa thị trường (tháng 2 năm 2024): 197 triệu USD
Numeraire là dự án tiên phong khi xuất hiện vào tháng 10 năm 2015 với tư cách là quỹ phòng ngừa rủi ro đầu tiên được hỗ trợ bởi AI. Nền tảng trên Ethereum này sử dụng dự đoán dựa trên AI từ nhà phát triển và nhà khoa học dữ liệu để phát triển các mô hình giao dịch của mình. Hàng nghìn mô hình riêng lẻ được kết hợp thành một “mô hình meta” để giúp dự đoán diễn biến của thị trường chứng khoán. Mô hình này bao gồm dữ liệu từ Numerai Signals, một giải đấu dành cho các nhà khoa học dữ liệu đã thu thập dữ liệu của riêng họ. Token gốc của dự án, Numeraire (NMR), được giới thiệu vào năm 2017 và là loại tiền tệ staking trong hệ sinh thái. Người dùng stake NMR để đưa ra dự đoán và nhận lại token dưới dạng phần thưởng cho dự đoán chính xác .
Tiền mã hóa AI có phải là tương lai không?
Trí tuệ nhân tạo đã chứng minh được trường hợp sử dụng của mình trong rất nhiều lĩnh vực, bao gồm cả thị trường tiền tiền mã hóa. Tiền tệ kỹ thuật số đã xuất sắc kết hợp công nghệ blockchain với các công nghệ mới nổi khác. Với AI, nhiều tính năng của tiền mã hóa và blockchain có thể được cải thiện, thúc đẩy hơn nữa trường hợp sử dụng của cả hai. Vậy nên, không có lý do gì để cho rằng AI và blockchain sẽ tách biệt. Trên thực tế, nhiều khả năng cả hai sẽ tiến lại gần nhau hơn theo thời gian.
Token tiền mã hóa AI có thể sẽ sớm làm dậy sóng như AI đã làm. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định giao dịch bất kỳ loại tiền AI nào, bạn nên tìm hiểu kỹ về chúng trước khi quyết định đầu tư. Tiền mã hóa luôn có rủi ro, bất kể trường hợp sử dụng hay công nghệ sử dụng. Hãy lưu ý điều này và luôn thận trọng khi đầu tư.
Tổng kết
Sự quan tâm ngày càng tăng đối với AI đã tác động đến tiền mã hóa, với các dự án dựa trên AI có mức tăng trưởng đáng kể. Token AI có thể giúp cải thiện tính bảo mật, khả năng mở rộng và trải nghiệm người dùng của thị trường tiền mã hóa, đồng thời cho phép truy cập vào công nghệ và dịch vụ AI trong các hệ sinh thái khác nhau.
Nhiều nhà bình luận trong ngành kỳ vọng rằng AI và blockchain sẽ ngày càng được tích hợp sâu hơn, từ đó thúc đẩy nhu cầu về token tiền mã hóa dựa trên AI. Điều quan trọng là phải thận trọng khi giao dịch các token này vì thị trường tiền mã hóa tiềm ẩn những rủi ro cố hữu.
Câu hỏi thường gặp
Loại tiền mã hóa AI nào tốt nhất?
Không có loại tiền mã hóa AI nào có thể được mô tả là “tốt nhất”, tất cả chúng đều có cách tiếp cận riêng để giải quyết các vấn đề cụ thể. Nhiều cách tiếp cận có thể có hiệu quả như nhau ngay cả khi chúng tìm cách đạt được cùng một mục tiêu.
Tiền mã hóa AI có tồn tại không?
Hiện tại có rất nhiều dự án tiền mã hóa AI. Trong danh sách trên, bạn có thể tìm thấy các dự án sử dụng Trí tuệ nhân tạo cho nhiều mục đích khác nhau.
Giao dịch tiền mã hóa AI là gì?
Giao dịch tiền mã hóa AI là một cách thức giao dịch tiền mã hóa thông qua robot được hỗ trợ bởi Trí tuệ nhân tạo. Những bot này thường phản ứng nhanh hơn nhiều so với con người và hiệu quả hơn trong giao dịch và kiếm lợi nhuận.
Token AI là gì?
Token AI là tiền mã hóa sử dụng trí tuệ nhân tạo dưới một hình thức nào đó để tăng cường bảo mật, trải nghiệm người dùng, khả năng mở rộng hoặc các yếu tố khác.
Đâu là token AI hàng đầu?
Một số token AI hàng đầu bao gồm The Graph, SingularityNET, Fetch.ai, Ocean Protocol, iExec RLC, v.v. Nhiều token khác có thể sẽ được ra mắt trong tương lai, khi AI tiếp tục thu hút sự chú ý của các nhà phát triển tiền mã hóa.
© 2024 OKX. Có thể sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết này, hoặc dùng đoạn trích từ 100 từ trở xuống trong bài viết này, cho mục đích phi thương mại. Mọi hành vi sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết đều cần nêu rõ: "Bài viết này thuộc bản quyền của © 2024 OKX và được sử dụng với sự cho phép". Các đoạn trích hợp lệ phải trích dẫn tên của bài viết và đưa phần ghi công vào, ví dụ: "Tên Bài viết, [tên tác giả nếu có], © 2024 OKX". Không được tạo tác phẩm phái sinh hay dùng bài viết này cho mục đích khác.